image banner
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn huyện
 

Thời gian qua, huyện Nam Đàn tích cực thực hiện đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đặc biệt tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NHCSXH với mức lãi suất “ưu đãi”. Nhờ đó, nhiều người có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo bền vững.

* “Điểm tựa” cho người nghèo

Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền Trang và anh Nguyễn Hữu Luận - chi hội Xuân Hồ, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là tấm gương sáng trong lao động sản xuất phát triển vươn lên làm giàu chính đáng.

Là một gia đình thuần nông, quanh năm bám vào ruộng vườn, mặc dù chăm chỉ trồng ngô, cấy lúa nhưng cái nghèo cứ đeo đẳng gia đình anh chị. Với suy nghĩ phải tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, cuối năm 2018 chị xin tham gia Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của xóm và được hướng dẫn vay vốn NHCSXH với số tiền 30 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, quá trình thực hiện ban đầu gặp không ít khó khăn do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi nên bò của gia đình chị phát triển chậm. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn do xã tổ chức và tự nghiên cứu thêm trên sách, báo, mạng internet cũng như tham quan các mô hình thực tế tại xã nên tôi đã có thêm kiến thức áp dụng vào thực tế chăn nuôi của gia đình. Sau 3 năm, bò sinh sản của gia đình chị phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt theo từng năm. Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, năm 2020 gia đình anh đã trả được nợ ngân hàng  cả gốc lẫn lãi và vươn lên thoát nghèo. Để thu nhập thêm phần ổn định, gia đình anh chị làm hồ sơ vay tiếp 100 triệu đồng chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của NHCSXH để đầu tư mở xưởng mộc. Với bản tính cần cù, chịu khó, đôi bàn tay khéo léo, mỗi tháng xưởng mộc của gia đình làm ra hàng chục sản phẩm, như bàn, ghế, giường, tủ và các đồ dùng phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm gỗ của gia đình ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy không chỉ phục vụ người dân trên địa bàn xã, nhiều cơ sở kinh doanh đồ gỗ và các vùng phụ cận đã tìm đến xưởng mộc của anh chị bởi sản phẩm chất lượng và mẫu mã đa dạng..

Từ mô hình chăn nuôi và đầu tư xưởng mộc, trung bình mỗi năm, gia đình anh chị có thu nhập 240 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Chị Trang chia sẻ: “Nguồn vốn chính sách thực sự đã thay đổi cuộc sống gia đình tôi. Từ hộ nghèo của xã, đến nay gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định. Thời gian tới, tôi muốn được ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện để tôi tiếp cận được với nguồn vốn của Chương trình vốn vay giải quyết việc làm để mở rộng quy mô xưởng sản xuất và mở một cửa hàng bày bán sản phẩm gỗ”.

Anh-tin-bai

Chị Trang ( Nam Xuân, Nam Đàn) bên xưởng mộc của gia đình

* Hỗ trợ người dân trong khởi nghiệp

Xuất phát điểm chỉ là một công nhân may đơn thuần, sau nhiều năm đi làm, Chị Trịnh Thị Mến, – hội viên phụ nữ xóm 7, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An,  đã nung nấu ý chí làm ăn lớn, bắt đầu khởi nghiệp. Đầu năm 2019, Chị Mến đã nắm bắt thời cơ và mạnh dạn đầu tư xưởng gia công hàng may mặc. Theo những chia sẻ của chị Mến, từ những ngày đầu mở xưởng may, vợ chồng chị gặp muôn vàn khó khăn, từ thiếu vốn, kỹ năng quản lý, nhân công chưa dày dặn kinh nghiệm trong việc sử dụng máy may...Nhưng với niềm đam mê và không ngại khổ, chị đã tập trung dành thời gian để trau dồi kiến thức, học hỏi nhiều nơi, tự mình gỡ bỏ dần những khó khăn. "Tôi đi làm công nhân may cũng nhiều năm rồi và cũng đúc rút, học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm trong nghề. Với niềm khao khát sẽ có một cơ sở may riêng, tôi đã quyết định vay mượn, dồn tiền mở xưởng may gia công. Nhờ sự quan tâm của tổ chức Hội phụ nữ cấp xã, tôi đã được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ giải quyết việc làm, 10 triệu từ nguồn vốn SODI của Hội LHPN huyện, từ đó dần dần phát triển sản xuất", chị Mến chia sẻ về con đường khởi nghiệp.

Không ngừng cải tiến hình thức sản xuất và cập nhật nhiều kỹ thuật mới, những sản phẩm từ xưởng gia công của chị Mến luôn có đầu ra bảo đảm, nguồn hàng ổn định, được khách hàng tin cậy. Hàng xuất đi được đón nhận và có phản hồi tích cực, thị trường ngày càng mở rộng.

Ngoài việc nâng cao thu nhập cho gia đình, xưởng may của chị Mến còn giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động với thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng/người. Một số công nhân tiêu biểu thường xuyên tăng ca có thu nhập từ 6-8 triệu đồng/tháng/người.

Anh-tin-bai

Xưởng may gia công của gia đình chị Trịnh Thị Mến ( Nam Anh)

Có thể thấy, với nhiều ưu điểm, như lãi suất thấp; thủ tục cho vay nhanh, gọn; thời gian cho vay dài phù hợp với nhiều hoàn cảnh ở nông thôn, nguồn vốn vay chính sách xã hội thu hút nhiều đối tượng vay để phát triển sản xuất, khởi nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế-xã hội của các địa phương đã thay đổi và khởi sắc từng ngày.

Mỹ Xuân – Hội LHPN huyện Nam Đàn

 

 

 

 

 

 

 

1 2 
BẢN ĐỒ HUYỆN NAM ĐÀN
image
 
Tin tức
  • Phóng sự : Bác Hồ với quê hương - Quê hương làm theo lời Bác dặn
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement