image banner
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

1.   Điều kiện tự nhiên:

Huyện Nam Đàn nằm ở vị trí có tọa độ địa lý: Từ 18°30’ đến 18°47’ vĩ độ Bắc và từ 105°24’ đến 105°37’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Đô Lương một phần của huyện Nghi Lộc; phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ của tỉnh Tĩnh; Phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và một phần huyện Nghi Lộc; Phía tây giáp huyện Thanh Chương.

 

Anh-tin-bai

Diện tích tự nhiên là 29.389 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 11.521ha, bằng 40%. Huyện lỵ Nam Đàn đặt tại thị trấn Nam Đàn trên đường Quốc lộ 46 Vinh – Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía tây. Trên địa bàn Nam Đàn có các đường giao thông lớn chạy qua như: Quốc lộ 46, Quốc lộ 46B, Quốc lộ 15, Tỉnh lộ 539, 540, 539B, 539C, 542D và đường vành đai phía Bắc từ mộ Bà Hoàng Thị Loan đi chùa Đại Tuệ nối với Cầu Đòn.

Khí hậu Nam Đàn cũng như địa bàn Xứ Nghệ, Nam Đàn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống thời tiết. Hàng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng, lũ lụt trên diện tích rộng, lúc kéo dài trong một thời gian dài.

Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng diện tích tự nhiên của Nam Đàn là 29.389,98ha, được cơ cấu sử dụng đất trong như sau:

-   Đất nông nghiệp:      22.364,27 ha

-   Đất phi nông nghiệp:   6161,26 ha

-   Đất chưa sử dụng:          673,39 ha

Nhìn chung đất đai Nam Đàn thể chia làm hai nhóm: Thủy thành địa thành.

-   Nhóm thủy thành: chiếm khoảng 40% diện tích đây là nhóm đất có ý nghĩa quan trọng trong diện tích thổ nhưỡng ở Nam Đàn. Nó có 3 nhóm nhỏ là đất phù sa, đất nâu vàng và đất lúa vùng đồi núi, trong đó đáng kể nhất là đất phù sa. Các xã có diện tích đất phù sa lớn là các xã dọc ven sông Lam như: Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Khánh Sơn, Hồng Long, Hùng Tiến, Xuân Lâm.

-    Nhóm đất địa thành: Chiếm khoảng 60% diện tích. Đất này tập trung ở vùng đồi núi tại các xã: Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh một phần diện tích của Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Giang, Thị trấn. Nó có các nhóm nhỏ như: đất pheralit đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất màu vàng trên núi thích hợp với trồng cây ăn quả, cây chè...

Tài nguyên rừng: Đất rừng ở Nam Đàn có 6471,35ha, chiếm trên 20% diện tích đất tự nhiên của Nam Đàn. Rừng tự nhiên của Nam Đàn thuộc kiểu rừng á kim nhiệt đới, rừng hỗn giao lá kim, lá rộng...Trước đây rừng ở Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Đụn Sơn có nhiều loại gỗ quý như: Lim, sến, táu, vàng tâm, săng lẻ, dổi...và các loại lâm sản khác như: tre, song, mây, lá tro để làm nón làm tơi cùng các cây dược liệu quý. Rừng ở Nam Đàn cũng có thể trồng rẫy, trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Thú rừng trước đây có hàng trăm loài, hàng chục họ, bộ. Có cả thú lớn như hổ, báo, nai, hươu và các loài thú thường gặp như chồn, cáo, khỉ, cũng như các loài bò sát, chim...Nhưng nay gỗ quý, thú lớn không còn mà chủ yếu là thông, chàm, bạch đàn, còn một số loài thú như mang (hoẵng), chồn, cáo, một số loài sát...

-   Tài nguyên khoáng sản: Nam Đàn không giàu về khoáng sản và không có các mỏ lớn mà chỉ có một số khoáng sản như: đá, cát, sỏi, đất sét làm vật liệu xây dựng…

+ Tiềm năng đất đai:

Đặc biệt, Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Đàn đến năm 2035 do Viện Quy hoạch và đô thị nông thôn Quốc gia (VIUP) - Bộ Xây dựng thực hiện với tầm nhìn huyện Nam Đàn là Trung tâm du lịch Quốc gia, là huyện Nông thôn mới kiểu mẫu, phát triển hài hòa và bền vững đến năm 2035. Đồ án được quy hoạch thành 3 vùng. Trong đó, vùng 1 là phân vùng bán sơn địa dọc chân núi Đại Huệ gồm 7 xã thuộc khu vực phía Bắc huyện (Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh). Quy mô diện tích đất: 10.373,99ha bằng 35,53% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Quy mô dân số hiện trạng là 41.866 người. Quy mô dân số quy hoạch năm 2035 là 51.080 người; Vùng 2 được xác định là vùng trung tâm gồm: Thị trấn Nam Đàn và 7 xã thuộc khu vực trung tâm huyện (Nam Giang, Kim Liên, Nam Cát, Xuân Lâm, Hồng Long, Hùng Tiến, Xuân Hòa). Quy mô diện tích là 8.622,84ha bằng 29,53% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Quy mô dân số hiện trạng là 74.889 người. Quy mô dân số quy hoạch đến năm 2035 là 88.280 người; Vùng 3 là vùng hữu ngạn sông Lam gồm 4 xã thuộc khu vực phía Nam huyện (Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Trung Phúc Cường và Nam Kim). Quy mô diện tích là 10.202,08ha bằng 34,94% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Quy mô dân số hiện trạng là 46.457 người. Quy mô dân số quy hoạch năm 2035 là 60.640 người. Định hướng đến năm 2035, huyện Nam Đàn có 3 đô thị, trong đó có 1 đô thị trung tâm (nâng cấp thị trấn Nam Đàn từ loại V lên đô thị loại IV) và 2 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 25,75%.

-     Dân số của huyện Nam Đàn tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2021 166.900 người. 9% dân số theo đạo Thiên Chúa.

2.    Kinh tế - hội:

Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong những năm qua luôn mức khá cao, tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 7,75%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: năm 2011 cơ cấu kinh tế (công nghiệp xây dựng 20,9%, dịch vụ 29,87%, nông - lâm-thủy sản 49,23%), năm 2017 (công nghiệp xây dựng 28,79% , dịch vụ 33,75%,

nông-lâm-thủy sản 37,46%), năm 2021 (công nghiệp xây dựng 32,02%, dịch vụ 33.32%, Nông lâm thủy sản 34.66%)

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn được phát triển mạnh, đồng bộ, bộ mặt nông thôn khởi sắc, tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo. Các tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư bê tông xi măng, cấp phối sỏi sạch sẽ. Mạng lưới chợ được thực hiện đầu tư xây mới, nâng cấp góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hưởng thụ của người dân. Hệ thống lưới điện được chỉnh trang, nâng cấp đảm bảo cung ứng điện thường xuyên và an toàn phục vụ tốt nhu cầu về sản xuất dân sinh của người dân.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhận thức của nông dân đã từng bước chuyển biến sang tư duy sản xuất hàng hóa, các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng các loại cây trồng, giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đều đạt và vượt kế hoạch. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ phát triển khá toàn diện.. nhìn chung kinh tế khu vực nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực, thu nhập bình quân đầu người của huyện đến cuối năm 2021 57 triệu đồng/người/năm, tăng 2 triệu đồng/người/năm so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,01% năm 2020 xuống còn 0,6% năm 2021/KH 0,8%.

Văn hóa – xã hội được quan tâm, các địa điểm du lịch phát triển, nhiều mô hình du lịch cộng đồng được xây dựng (riêng năm 2021 có 3 điểm du lịch cộng đồng được hoàn thiện và đi vào hoạt động), công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng xếp hạng di tích được quan tâm.

Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được thực hiện tốt, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, không để ảnh hưởng kinh tế kéo dài. Công tác khám chữa bệnh được đầu tư nâng cao chất lượng, đặc biệt đầu thư cơ sở chạy thận nhân tạo trở thành 1 trong 7 đơn vị chạy thận nhân tạo của tỉnh Nghệ An.

Chính sách an sinh xã hội, chính sách cho người có công, hộ nghèo, cận nghèo, chính sách hỗ trợ Covid 19 và chủ trưởng chính sách khác luôn được cấp ủy đảng quan tâm triển khai nghiêm túc kịp thời.

Các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn huyện như Tương, Sắn dây, các sản phẩm từ Sen, từ Chanh, Miến,.... được quân tâm tới xây dựng và phát triển thương hiệu.

Công tác cải cách hành chính trên địa bàn được nâng cao, đáp ứng nhu cầu công việc của cơ quan Nhà nước trên địa bàn trong thời đại công nghệ số, đồng thời phục vụ nhân dân trong giải quyết hồ thủ tục hành chính, nhằm nâng cao sự minh bạch và trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với nhân dân và tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống chính trị được tổ chức và củng cố ngày càng vững mạnh, cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn và lý luận chính trị, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; xây dựng lực lượng dân quân, quốc phòng địa phương vững mạnh.


BẢN ĐỒ HUYỆN NAM ĐÀN
image
 
Lịch làm việc
Thông báo
TRANG TRUYỀN HÌNH
  • HƯỚNG DẪN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1