image banner
Một số nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022

 

Để phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của Nhân dân, tiếp tục khẳng định và góp phần thực hiện tốt hơn, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022, gồm 06 chương, 91 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023. Theo đó Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định một số nội dung cần lưu ý như sau:

1. Nội dung, hình thức công khai thông tin để Nhân dân biết

- Chính quyền địa phương cấp xã phải công khai 14  nội dung theo quy định tại Điều 11 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022,  trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật.

- Quy định 10 hình thức công khai thông tin ở cấp cơ sở gồm : Niêm yết; Đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử; Phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có); Thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến công dân; Gửi văn bản đến công dân; Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; Thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể cùng cấp khác để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ở cơ sở; Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;…(Điều 12).

2. Nội dung, hình thức Nhân dân bàn và quyết định

- Nhân dân bàn và ra quyết định 06 nội dung gồm : Về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức; Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác; Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư (Điều 15).

- Quy định 03 hình thức nhân dân bàn và quyết định: Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình; Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn (Điều 17).

3. Nội dung, hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến

- Quy định 09 nội dung nhân dân tham gia ý kiến:  Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của cấp xã; Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; Chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, ghép cụm dân cư; Dự thảo quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng; Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn (nếu có); Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã (Điều 25).

- Quy định 08 hình thức nhân dân tham gia ý kiến:  Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có); Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân (Điều 26).

Trên đây là một số điểm cần lưu ý  trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở./.

                                                                                            PHÒNG TƯ PHÁP

BẢN ĐỒ HUYỆN NAM ĐÀN
image
 
Tin tức
  • Hội LHPN huyện Nam Đàn - Tín dụng chính sách, điểm tựa giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement