📌NHẬN DIỆN CÁC HÌNH THỨC
LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Giả danh cơ
quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo.
2. Giả danh
nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu, đề nghị ứng tiền khám chữa bệnh.
3. Giả danh
nhân vật, cơ quan có uy tín, sức ảnh hưởng liên hệ cung cấp dịch vụ lấy lại tiền
đã bị lừa đảo, đã bị chiếm đoạt cho nạn nhân.
4. Giả mạo biên
lai chuyển tiền thành công để xác nhận việc trả tiền.
5. Giả mạo
Website cơ quan, doanh nghiệp để phát tán tin nhắn giả mạo nhằm đánh cắp thông
tin cá nhân.
6. Lừa đảo tuyển
cộng tác viên online; mua bán online; rao bán hàng giả, hàng nhái trên các
trang mạng...
7. Lừa đảo đầu
tư tiền ảo, chứng khoán, đa cấp.
8. Lừa đảo đánh
số lô, số đề, cờ bạc; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng
đen.
9. Giả chuyển
nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của người khác, sau đó liên tục gọi điện đòi
lại.
10. Làm quen
qua mạng, lợi dụng tình cảm của nạn nhân để lừa chuyển tiền, kêu gọi đầu tư tài
chính.
11. Vay tiền
qua App.
12. Đánh cắp, mạo
danh tài khoản mạng xã hội nhắn tin lừa đảo; dụ dỗ mua "combo du lịch giá
rẻ".
13. Thông báo
"khóa sim" vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
14. Tuyển người
mẫu nhí; tuyển nhân viên xuất khẩu lao động việc nhẹ lương cao.
15. Sử dụng
công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo ra những cuộc gọi "Deepfake,
Deepvoice" giả người thân để lừa đảo...
*BIỆN PHÁP
PHÒNG TRÁNH
1. Gọi điện thoại
xác minh khi người thân hỏi vay tiền qua không gian mạng.
2. Cảnh giác với
các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, không tham gia các nhóm "chat" từ lời
mời trên mạng xã hội khi không xác minh rõ nguồn gốc của nhóm
3. Cảnh giác với
thủ đoạn người nước ngoài làm quen qua mạng xã hội.
4. Báo với cơ
quan Công an nơi cư trú hoặc nơi gần nhất khi nhận được tiền không rõ do ai
chuyển.
5. Không vay tiền
qua App (phần mềm ứng dụng) không rõ nguồn gốc.
6. Không đầu tư
tài chính trên các sàn giao dịch không chính thống.
7. Không truy cập
vào đường "link" lạ, bản thân không có khả năng xác minh.
8. Không chuyển
bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng theo yêu cầu của đôi tượng.
9. Không cung cấp
bất kỳ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân, hình ảnh riêng tư hoặc
thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP cho người khác biết.
10. Không chuyển
bất cứ khoản tiền nào để chứng minh tài chính của mình.
*NHẬN DIỆN CÁC
HÌNH THỨC TỘI PHẠM ĐƯỜNG PHỐ
I. Phương thức,
thủ đoạn
1. Cướp giật
tài sản
- Phương thức: Gồm 1–2 đối tượng đi xe máy, áp
sát người đi đường (thường là phụ nữ, người già, người sử dụng điện thoại khi
lái xe hoặc đi bộ) để giật túi xách, điện thoại, dây chuyền vàng… rồi tăng ga bỏ
trốn. Thời điểm: Chủ yếu vào ban đêm, đoạn đường vắng, khu vực gần chợ, trường
học, bệnh viện
2. Trộm cắp tài
sản
Phương thức: Đối tượng theo dõi nhà dân, cửa
hàng, xe máy đậu trước nhà/siêu thị/khu dân cư. Lợi dụng sơ hở (không khóa cổ
xe, cửa không khóa kỹ…) để bẻ khóa, đột nhập trộm tài sản. Một số đối tượng giả
dạng người giao hàng, người quen, kỹ thuật viên để tiếp cận mục tiêu.
3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phương thức phổ biến:
Giả danh công
an, tòa án, nhân viên ngân hàng… để hù dọa, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản
kiểm tra. Giả vờ làm rơi tiền, rơi vàng rồi lừa người đi đường góp tiền “giữ hộ”,
sau đó chuồn mất. Dựng chuyện trúng thưởng, mời chào bán hàng khuyến mãi lừa đảo.
Thường đánh vào lòng tham, sự nhẹ dạ, cả tin của nạn nhân.
4. Móc túi nơi
đông người
- Địa điểm thường gặp: Xe buýt, chợ, lễ hội, bến
xe, khu du lịch.
- Phương thức: Đi theo nhóm 2–3 người, giả vờ
va chạm hoặc chen lấn, rồi một đối tượng móc túi, lấy ví, điện thoại.
- Rút lui nhanh chóng, dễ tẩu thoát trong đám
đông.
5. Cướp tại cửa hàng, tiệm vàng, cây xăng
- Thủ đoạn:
- Dùng hung khí đe dọa nhân viên bán hàng/cây
xăng để cướp tiền.
- Một số trường hợp giả làm khách vào hỏi mua
hàng rồi bất ngờ cướp.
- Đôi khi có sự chuẩn bị trước như mang khẩu
trang, xe không biển số, đồng bọn cảnh giới.
6. Giả danh
công an, nhà báo, cán bộ…
- Đối tượng mặc trang phục giả, giả vờ kiểm
tra hành chính, bắt lỗi vi phạm rồi đe dọa, vòi tiền.
- Hoặc tiếp cận người dân với danh nghĩa “giải
quyết vụ việc”, “bảo kê”, rồi lừa lấy tiền.
II. Biện pháp phòng tránh
- Không sử dụng điện thoại khi đi đường, không
đeo đồ trang sức quý khi ra ngoài.
- Luôn khóa cổ xe, dùng khóa phụ; tránh đậu xe
ở nơi không an toàn.
- Cảnh giác với người lạ có biểu hiện nghi vấn.
- Không dễ tin lời người lạ rủ rê góp tiền,
trúng thưởng.
- Gắn camera an ninh tại nhà, cửa hàng, khu
dân cư.
NHẬN DIỆN CÁC
HÌNH THỨC TP CƯỚP TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, KD VÀNG BẠC
I. Phương thức,
thủ đoạn
1. Dùng vũ lực,
đe dọa vũ lực để khống chế nạn nhân
- Dùng súng, dao, mã tấu, bình xịt hơi cay,
búa… để uy hiếp bảo vệ, nhân viên hoặc khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Khống
chế con tin hoặc nhân viên, ép phải mở két sắt, kho chứa vàng hoặc tiền mặt.
2. Ngụy trang,
giả danh để dễ tiếp cận
Giả danh công an, nhân viên sửa chữa kỹ thuật,
giao hàng, khách hàng quen… để dễ xâm nhập và nắm bắt quy luật hoạt động. Cải
trang kín mặt, đội nón bảo hiểm, đeo khẩu trang, mặc đồ kín mít để tránh bị nhận
diện.
3. Lợi dụng sơ
hở về an ninh, kỹ thuật
Lựa chọn thời điểm giao dịch tiền mặt lớn, ít
người, vào đầu giờ sáng, giờ nghỉ trưa hoặc chiều tối để ra tay. Theo dõi trước
quy luật hoạt động của tiệm vàng, ngân hàng để xác định thời điểm sơ hở như
thay ca, nghỉ trưa, giao hàng…
4. Phối hợp
nhóm – có phân công, tổ chức chặt chẽ
Các đối tượng thường có sự chuẩn bị kỹ, phân
công vai trò rõ ràng: người cảnh giới, người khống chế, người lấy tài sản, người
tẩu thoát. Sử dụng xe máy biển số giả hoặc xe bị đánh cắp để di chuyển nhanh
sau khi gây án.
5. Sử dụng công
nghệ cao để hỗ trợ phạm tội
Dùng thiết bị vô hiệu hóa camera giám sát, hoặc
phá hệ thống báo động. Theo dõi qua mạng xã hội, định vị nhân viên để nắm lịch
giao nhận tiền, vàng.
II. Một số tình
huống điển hình
- Cướp ngân hàng: Đối tượng giả làm khách
hàng, tiếp cận quầy giao dịch, sau đó rút súng đe dọa, ép nhân viên đưa tiền.
- Cướp tiệm vàng: Đột nhập ban đêm qua mái nhà
hoặc đập kính tủ trưng bày vào ban ngày, tẩu thoát trong thời gian rất ngắn.
- Cướp khi vận chuyển tiền/vàng: Phục kích
nhân viên giao dịch khi đang vận chuyển tiền hoặc vàng từ ngân hàng về.
III. Khuyến nghị
phòng ngừa
Tăng cường hệ thống an ninh: Camera giám sát,
báo động, cửa chống trộm, két sắt an toàn cao.
Huấn luyện nhân
viên: Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, nhận diện đối tượng nghi vấn.
Hợp tác với lực
lượng công an: Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát, kết nối hệ thống cảnh báo tự động.